Những phiên bản “phản cảm” của truyện cổ tích Việt Nam ~ Truyện cổ tích Những phiên bản “phản cảm” của truyện cổ tích Việt Nam

7 thg 4, 2015

Những phiên bản “phản cảm” của truyện cổ tích Việt Nam

           Truyen co tich Viet Nam đã gắn liền với thời thơ ấu của mỗi chúng ta chính vì vậy những chi tiết không hợp lý đều gây ra phản ứng mạnh mẽ của xã hội.

         Khó ai có thể tưởng tượng bà mẹ trong chuyen co tich Sự tích Sọ Dừa lại uống nước mưa trong một chiếc sọ người chứ không phải trong một chiếc sọ dừa như chúng ta đã quen thuộc để rồi về nhà có mang sinh ra cậu bé Sọ Dừa.

         Chi tiết “rùng rợn” này còn được minh họa bằng bức tranh vẽ bà mẹ đang cầm chiếc sọ người trên tay.

         Câu chuyện Sự tích Sọ Dừa này nằm trong bộ Truyện cổ tích Việt Nam, do NXB Hồng Đức ấn hành và nộp lưu chiểu năm 2013.



         Chuyen co tich Viet Nam cũng giống như các thể loại truyen co tich khác trên thế giới như truyen co Grim, truyen co tich Andersen có thể có nhiều phiên bản khác nhau bởi lẽ nó được truyền từ đời này sang đời khác qua cách kể truyền miệng là chính nhưng với các nhà xuất bản nghiêm túc rõ ràng các phiên bản truyện cổ tích phải đảm bảo tín giáo dục vì đối tượng tiếp cận co tich Viet Nam là các em nhỏ, không phải lúc nào các bậc cha mẹ cũng có thể ở bên cạnh để giải thích rõ ràng cho các em.

          Một ví dụ khác về sự “cẩu thả”  trong biên tập chuyen co tich Viet Nam cho các em nhỏ đó là câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, Lý Thông trong tập Truyện cổ  tích Việt Nam do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, tái bản năm 2014, có đoạn tả rằng bà mẹ trước khi chết đã cởi chiếc quần độc nhất của mình ra nhường cho Thạch Sanh. Rõ ràng đây là một chi tiết không có tính “thẩm mỹ”, vụng về và thiếu thuyết phục.

         Cũng trong chuyen co tich Thạch Sanh, Lý Thông có những đoạn tả cảnh rất “rùng rợn”, quá “chân thực” như miêu tả về một vụ án mạng nào đó để câu khách. Sách viết: "Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn bổ xuống thật mạnh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi"



         Đầu óc non nớt của thiếu nhi rất dễ bị ảnh hưởng bởi cách diễn đạt của người lớn, chúng dễ dàng bắt chước theo cách người lớn nói và viết. Rõ ràng một khi ngôn từ đã được sử dụng trong sách do nhà xuất bản lớn ấn hành thì chắc chắn đó phải là ngôn từ “chuẩn mực”. Có thể tưởng tượng ra cảnh tượng những ngôn từ này về sau sẽ xuất hiện trong các bài làm văn của các em trên lớp, chắc chắn các thày, cô sẽ sững sờ…

          Albert Einstein đã từng nói nếu muốn con bạn thông minh hãy đọc cho chúng nghe truyen co tich, nếu muốn chúng thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nghe thêm nhiều chuyen co tich. Vậy nhưng, với tình cảnh xuất bản sách cho thiếu nhi như hiện nay, thật nguy hiểm nếu các bậc cha, mẹ không “kiểm duyệt” trước các ấn phẩm dành cho thiếu nhi đang được bán rất nhiều ngoài hiệu sách.

          Co tich Viet Nam, những câu chuyện tưởng chừng luôn luôn có lợi, tưởng chừng các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi con mình cầm trên tay cuốn chuyện cổ tích Việt Nam nhưng sự thật thì cổ tích Việt Nam đang dần dần đánh mất mình trong lòng độc giả nếu không có những chấn chỉnh kịp thời.

Xem các video truyện cổ tích Việt Nam quen thuộc nhất:

1 nhận xét: