Giá trị nhân văn từ TRUYEN CO TICH TẤM CÁM
Truyện cổ tích dân gian do
quần chúng nhân dân sáng tác nhằm phản ánh những sự kiện, sự việc xảy ra trong
cuộc sống hằng ngày, trong cộng đồng xã hội. Đồng thời, truyện cổ tích cũng phản ánh, gửi gắm, bộc lộ
những ước mơ, nguyện vọng của người xưa về một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc…
Truyện cổ tích là những
sáng tác ngắn, dung lượng vừa đủ để lý giải vấn đề. Do tính chất truyền miệng
nên TRUYEN CO TICH thường có kết cấu đơn giản, nội dung dễ
hiểu và nhiều dị bản tùy theo mỗi vùng miền khác nhau.
Xét về góc độ văn hóa, TRUYEN CO TICH mang dấu tích văn hóa của một
thời đã qua và dấu tích ấy được ẩn giấu đằng sau những chi tiết, cốt truyện, những
sự kiện xảy ra trong quá trình diễn biến câu chuyện.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
có rất nhiều “mảnh vỡ của dấu tích văn hóa” còn lưu lại đến ngày nay. Nó liên
quan đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng người Việt thời
xa xưa mà ngày nay chỉ còn trong tâm thức. Một trong những truyện cổ tích tiêu biểu ấy là TRUYEN CO TICH “Tấm Cám” mà chúng ta sẽ
cùng xem xét, nhận định ở các góc độ về khát vọng hạnh phúc, công bằng của người
lao động ngày xưa.
XEM
THÊM TRUYEN CO TICH VIET NAM
Nội dung câu chuyen co tich phản ánh quan niệm của người
xưa “Ở hiền gặp lành” và “Ác giả ác báo”. Trong ca dao, người bình dân xưa nhắc
nhở “Ngày xưa quả báo thì chầy/ Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền”. Câu chuyen co tich“Tấm Cám” còn mang mang ý nghĩa giáo dục con người: sống phải
làm điều thiện, điều lành, chớ làm điều ác nhân thất đức.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: do ảnh hưởng của
giáo lý nhà Phật nên truyện cổ tích “Tấm Cám” đã đưa ra chứng
minh các kiếp luân hồi của con người và răn dạy chúng sinh “làm lành lánh dữ”…
Các dấu tích tín ngưỡng, văn hóa sẽ còn được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau
trên cơ sở nghiên cứu liên ngành vì chỉ có sự kết hợp nhiều ngành nghiên cứu
thì mới tìm ra được những lý giải thuyết phục nhất, khoa học nhất. Một khi có nhiều ý kiến khác nhau về một chi
tiết, một hành động của nhân vật trong truyên cổ tích
dân gian thì đó là điều bình thường. Vấn đề đặt ra là chúng ta lý giải
theo hướng nào, tiếp cận tác phẩm bằng phương pháp nào và các yếu tố đó được kết
hợp ra sao để có nhận định khách quan, đúng bản chất sự kiện, sự việc…
Khi tiếp cận tác phẩm “Tấm Cám”, không còn yếu
tố diễn xướng nhưng vẫn còn ở góc độ văn bản học. Do vậy, dựa vào văn bản truyen co tich “Tấm Cám”, chúng ta sẽ
xem xét, tìm hiểu về các mặt mà câu chuyen co tich nêu ra qua lời kể của tác giả
dân gian.
Trong mạch ngầm của nền văn học dân gian, truyện cổ tích “Tấm Cám” từ xưa đến nay
vẫn tiếp tục được các giới chuyên môn nghiên cứu. Có những vấn đề đã ngã ngũ
nhưng vẫn còn những vấn đề chưa thống nhất, chưa làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu
vốn văn học quý giá của người xưa để lại.
Các nhân vật trong truyen co tich “Tấm Cám” khá phong phú: những
con người lao động, có cả vua, có cả con chim vàng anh, quả thị vàng, khung cửi,
bà già; có không gian lễ hội, không gian cung điện và không gian ruộng đồng,
làng quê…Về thời gian thì có thời gian tuyến tính, thời gian khép kín (luân hồi)…
Các lớp câu chuyen co tich xen kẽ nhau,
các xung đột được tạo ra hợp lý nên câu chuyen co tich gây sự hấp dẫn từ đầu đến cuối
cho người đọc.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ
côi mẹ từ nhỏ nên Tấm phải sống chung cùng mẹ kế và có thêm em Cám ra đời. Tấm
làm công việc chăm chỉ, cần cù còn Cám thì ngược lại. Nhưng dù thế nào, Cám
cũng được mẹ nuông chiều và yêu thương hơn Tấm.
Tấm thật thà, hiền lành còn Cám thì gian dối,
điêu ngoa. Khi cùng chị đi bắt cá, mải chơi không có được con nào nên Cám lừa Tấm
đi gội đầu và vội vàng trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình. Tấm chỉ còn biết khóc
và may còn chú cá bống nên Tấm nghe theo lời dặn của Bụt đem về thả xuống giếng
nuôi (Bống bống bang bang/ Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta/ Chớ ăn cơm hẩm,
cháo hoa nhà người).
Nhưng Cám cùng mẹ rình và tìm cách bắt bống
ăn thịt. Tấm khóc và được Bụt chỉ bảo về tìm xương cá, đem chôn xuống chân giường.
Bụt ở đây là Phật, là đấng linh thiêng luôn cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.
Trong đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam, Bụt là đấng tôn kính và
luôn luôn kính thờ với một niềm tin khó thay thế được. Bụt hiện diện khắp mọi
nơi, mọi lúc và sẵn sàng cứu giúp người gặp hoạn nạn.
Mỗi lần gặp chuyện buồn, Tấm đều được Bụt ra
tay cứu giúp. Phải chăng đó là quan niệm “Ở hiền gặp lành” của người xưa được gửi
gắm qua hình tượng Bụt?
Khi hoàng tử mở lễ hội, mọi người nô nức đi
xem thì Tấm bị mẹ ghẻ bắt nhặt mấy đấu thóc trộn gạo. Quá buồn tủi nên Tấm lại khóc và Bụt lại hiện
lên. Sau khi nghe thấu sự tình, Bụt cho một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp Tấm.
Không có quần áo mới, Tấm được Bụt giúp bằng cách đào mấy xương cá chôn ở chân
giường lên và Tấm có được bộ quần áo đẹp nhất đi dự hội…
Trải qua nhiều đau khổ, nhiều thử thách; chết
đi sống lại; hóa kiếp bao lần, cuối cùng Tấm vẫn là Hoàng hậu! (Dẫu phải khi
cay đắng, dập vùi/ Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu - Nguyễn Khoa Điềm). Đó là
khi Tấm đi dự hội, đánh rơi chiếc hài, ai là chủ nhân sẽ được chọn làm vợ hoàng
tử. Đó là ngày Tấm về giỗ cha, bị mẹ con Cám hãm hại, hóa thành con chim vàng
anh. Đó là khi chim vàng anh bị mẹ con Cám giết chết, nắm lông lại hóa cây xoan
đào. Cây xoan đào bị chắt lại hóa thành khung cửi. Khung cửi bị đốt cháy, nắm
tro lại hóa thành cây thị. Sau nhiều phen hóa kiếp, Tấm trở thành quả thị và từ
quả thị bước ra cuộc đời.
Phải chăng đây là sự phản chiếu quan niệm về
thuyết luân hồi của nhà Phật?
Sau mỗi lần hóa kiếp, Tấm lại càng đẹp hơn, sắc
sảo hơn. Kiếp luân hồi khép kín, từ con người lại trở về con người chứ không là
trở về cát bụi. Quan niệm kiếp luân hồi của con người thể hiện qua nhiều lần biến
hóa - phải chăng nhằm răn dạy con người về đạo đức để kiếp sau sung sướng hơn?
Có một chi tiết mà các nhà nghiên cứu chỉ rõ
nó liên quan đến tục ăn trầu của người Việt xưa. Đó là khi nhà vua ghé vào quán
bà lão uống nước; bà lão sai cô con gái (chính là Tấm) mang trầu têm cánh phượng
mời khách. Bởi theo tục lệ xưa và cũng là một nét văn hóa của người Việt, khi
khách đến nhà thì phải mời trầu vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu ở
đây thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn trọng khách của người xưa. Miếng trầu
còn mở đầu cho sự giao tiếp giữa người với người, giữa khách với chủ luôn được
tự nhiên, gần gũi, cảm thông.
Niềm tin vào số kiếp, vào sự luân hồi của kiếp
người cũng là sự biểu hiện một góc văn hóa tâm linh của người Việt xưa. Dấu
tích của ngàn xưa để lại là những công trình Phật giáo; những đền, chùa mọc lên
khắp nơi thắp sáng ngọn đuốc tâm linh trong lòng người.
Song có một chi tiết mà có nhiều cách lý giải
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đó là hành động của Tấm trả thù mẹ con
Cám. Tấm lừa Cám muốn trắng thì tắm nước sôi và Tấm dội nước sôi cho Cám chết.
Chưa dừng ở đó, Tấm còn chặt Cám ra từng khúc, làm mắm gởi về cho mẹ Cám...
Có ý kiến cho rằng: Tấm làm như thế là độc
ác, là tàn nhẫn vì dù sao Cám cũng là em mình và tuy là mẹ ghẻ nhưng vẫn là mẹ
mình. Như vậy người đời khen ngợi Tấm hiền lành thì không thuyết phục! Vì “sát
sinh” là một trong ngũ giới cấm của nhà Phật. Giết một con vật đã là trọng tội
huống hồ ở đây lại giết một con người.
Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng Tấm
hành động như vậy là đúng vì mẹ con Cám bao lần hãm hại Tấm. Tội ác của mẹ con
Cám phải bị trừng trị vì gieo gió thì gặt bão, gây tai họa cho người thì bị trừng
phạt. Đó là sự công minh, công bằng của luật đời.
Qua các ý kiến trên, chúng ta cần lưu ý một đặc
điểm của truyện cổ tích là tính dị bản. Các câu chuyen co tich đều có cốt truyện giống nhau
nhưng một số chi tiết hoặc phần kết thúc lại khác nhau. Có thể văn bản truyen co tich “Tấm Cám” ban đầu không
có chi tiết nêu trên nhưng trải qua thời gian, người đời sau thêm thắt vào cho câu
chuyen co tich thêm ly kỳ, hấp dẫn.
Nhưng tại sao chi tiết Tấm “dội nước sôi cho
Cám chết và làm mắm gửi cho mẹ Cám” trong văn bản hiện hành lại được cộng đồng
chấp nhận và lưu truyền từ đời này qua đời khác? Tất nhiên câu chuyen co tich hoàn toàn hư cấu, hoang đường
nhưng phải chăng đó là lời răn dạy, lời cảnh tỉnh có hiệu quả nhất. Hiền như cô
Tấm mà phải trả thù không gớm tay như vậy thì con người hãy sống phục thiện;
hãy làm những điều lành, không làm những điều ác cho con người, cho xã hội, dù
là trong ý nghĩ.
Xin nói thêm về hình ảnh vạc dầu sôi, hỏa ngục
chốn Diêm Vương mà các truyện cổ tíchthường nhắc đến khi kể về những kẻ độc ác
bị quăng vào vạc dầu, vào hỏa ngục… Đạo Phật giáo dục con người sống hiền lành,
từ bi hỷ xả, không làm điều ác. Nếu không tu tỉnh, khi sống làm những điều ác
thì khi chết, sẽ vào vạc dầu, hỏa ngục… Xét về góc độ văn hóa tâm linh, đấy là
một vấn đề hết sức sâu sắc, bởi giáo lý nhà Phật góp phần ngăn ngừa tội ác từ
trong ý nghĩ, trong tư tưởng con người. Làm việc gì, họ đều suy tính trước sau,
có phạm vào các điều răn của Phật không… Đó là một trong những mặt tiến bộ của
đạo Phật mà ngày nay chúng ta cần ghi nhận và tạo diều kiện cho sự ảnh hưởng
sâu rộng của những lời răn dạy thiết thực, hiệu quả này.
Hai chị em, hai cách cư xử khác nhau và có
hai kết cục khác nhau. Tác giả dân gian rất công bằng và rất khách quan. Tấm
chăm chỉ, hiền lành, có phần thụ động, giàu lòng nhân ái thì sẽ được hưởng hạnh
phúc đời đời. Còn Cám sống không chân thực, giả dối, độc ác thì sẽ bị trời phạt.
Đó là điều hiển nhiên, không thể nào làm khác được. Một điều cũng cần lên án là
thái độ sống của người mẹ ghẻ của Tấm. Cảnh mẹ ghẻ con chồng từ lâu đã trở
thành nỗi ám ảnh bao đời trong lòng con người Việt (Mấy đời bánh đúc có xương/
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng - Ca dao).
Bà không bao giờ yêu thương Tấm mà luôn tìm mọi
cách hãm hại cuộc đời Tấm. Tác giả dân gian đã khắc họa nên hình ảnh một người
mẹ ghẻ đáng ghét. Bà ta là hiện thân của sự đố kỵ, của sự độc ác và cuối cùng bị
trừng phạt đúng như quan niệm của người xưa “ác giả ác báo”!
Truyen co tich “Tấm Cám” là một trong
những câu chuyen co tich hấp dẫn nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh,
dựng không gian rất sinh động. Các tình tiết đan xen, có mở có đóng làm cho câu chuyen co tich lung linh, huyền ảo trong
màn sương huyền thoại.
Câu
chuyen co tich mở ra những chiều dài của thời gian nghệ thuật
và chiều rộng của không gian nghệ thuật. Thời gian thể hiện sự khép kín vòng
tròn, điểm xuất phát cũng là điểm trở về của kiếp người.
Bên cạnh đó là khung cảnh nông thôn, khung cảnh
làng quê, ruộng đồng và có cả khung cảnh lâu đài tráng lệ. Tất cả nhằm phản ánh
ước vọng của người xưa, luôn muốn có cuộc sống hạnh phúc, hoàn thiện.
Truyen co tich “Tấm Cám” phản ánh quan
niệm của người xưa về lẽ công bằng trong xã hội. Đó là đề cao quan niệm “ở hiền
gặp lành” và phê phán, lên án những kẻ độc ác. Người hiền lành sẽ có hạnh phúc
và kẻ ác sẽ bị trừng phạt… Lẽ công bằng trong cuộc đời sẽ được thực thi một
cách rõ ràng…
Xét về dấu ấn văn hóa, câu chuyen co tich“Tấm Cám” đã được lưu
truyền từ đời này qua đời khác nên các dấu ấn xưa đã phai nhạt phần nào; chỉ để
lại những vệt mờ trong tâm thức người xưa.
Tuy vậy, chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu,
phối hợp với các ngành khác như khảo cổ học, văn hóa học để lý giải thỏa đáng
hơn, khoa học hơn mà phương pháp nghiên cứu liên ngành đã từng chỉ rõ.
Xem truyen co tich tại:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét