Ông Bụt trong truyện cổ tích ~ Truyện cổ tích Ông Bụt trong truyện cổ tích

23 thg 2, 2015

Ông Bụt trong truyện cổ tích

Ông Bụt trong truyện cổ tích

Mỗi lần xuất hiện bất ngờ của Ông Bụt trong các truyện cổ tích đã nói lên được nhiều điều. Nhưng thực ra ông Bụt là ai?
Nếu không có những truyền thuyết về ông Bụt hay những truyền thuyết khác… trong văn học dân gian Việt Nam, thì làm sao, người con Việt Nam có thể thấy được niềm tin về cuộc sống, và hiểu biết được sự tín ngưỡng và các nghi lễ của ông bà tổ tiên của chúng ta trong thời kỳ dựng nước cho tới ngày hôm nay.
Nhưng thực ra ông Bụt là ai?
Xem thêm:     
Khi nói đến ông Bụt là hình như người Việt Nam mình ai cũng liền nghĩ đến hình ảnh của một ông già hiền như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn thường dạy người ta nên làm những việc tốt, sống đời lương thiện, hiếu thảo với gia đình, rồi khi gặp khó khăn, gọi ông thì ông sẽ hiện ra giúp đỡ.
Qua những truyện cổ tích của xứ Việt được biết như: truyen co tich Tấm Cám, truyen co tich Thằng Bờm, Cây Tre Trăm Đốt... Ông Bụt là một ông già hiền từ như tiên, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”.
Hình ảnh ông Bụt là một nhân vật hư cấu mang tính giáo dục nói lên những lời răn dạy luân lý, gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần, nhằm giúp cho người con Việt thấy được cái nhìn thực tiễn trong lối sống và cách đối nhân xử thế theo đạo lý sống của ông bà tổ tiên chúng ta.
Ông Bụt không phải là những nhân vật phi thường như những vị giáo chủ của các tông phái. Ông Bụt chỉ là một hình ảnh mang tính tư tưởng để nói lên đức tính tốt của người Việt. Ông Bụt là nét văn hóa dân tộc đặc sắc, phong phú, giản dị, bình thường trong cuộc sống hằng ngày của người con Việt.
Điều này có thể thấy được qua các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích dân gian trong nền văn học Việt và nét đặc biệt hơn nữa là trong gia đình người Việt, ít khi được nghe người ta nói thờ Ông Bụt, do đó không có Đạo Bụt, nhưng người ta vẫn tin rằng, ông Bụt luôn luôn là vị cứu tinh của họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đày ải, hay không còn cách giải quyết nào khác.
Ông Bụt đã được dân tộc Việt dân gian hoá qua hình ảnh của một sứ giả mang đặc tính thuần túy dân gian của người Việt, bằng nhiều hình thức đa dạng, nằm trong một người luôn luôn mang lại hạnh phúc, niềm vui, thanh bình cho những người nghèo khổ, hiền lành! và Nhắm mắt ông Bụt cười cho trẻ em một giấc mơ tuyệt vời.
Mỗi lần xuất hiện bất ngờ của Ông Bụt trong các truyện cổ tích Việt Nam đã nói lên được nhiều điều, khi nhìn lại những gì gần gũi quen thuộc, dù chỉ qua hình thức ngắn gọn, nhưng đó là sức mạnh mầu nhiệm trong cuộc sống tối tăm gian khổ của người Việt, trong tinh thần luôn biết giúp đỡ thương nhau, mặc dù đang ở bậc tuổi già của ông bà hay cha mẹ.
Có lẽ vì Ông Bụt quá thân, quá thật thà, chất phác, quá dễ tính đối với dân gian cho nên người ta coi thường hay cố ý quên đi những lời hay ý đẹp trong lối sống sao cho trọn đạo làm người, do ông bà tổ tiên chúng ta thường hay dạy, qua những hình ảnh hiện thân khác nhau của Ông Bụt, không chịu thực hành mà chỉ chờ mong vào sự cưu mang của người khác.
Người con Việt đã có một nền văn hoá phong phú phù hợp cho nhiều tầng lớp trong xã hội và nền văn hoá phong phú này đã phải trải qua nhiều quá trình lưu truyền liên tục, từ hệ này sang hệ kia, được biết qua nhiều truyền thuyết. Nhưng truyền thuyết con Rồng cháu Tiên vẫn là một dấu ấn dân gian Việt quan trọng mang trong mình của mỗi người con Việt và nhờ vào đó mà nền Văn hoá dân tộc Việt phát sinh ra những phong tục, tập quán, lòng tín ngưỡng của mình, qua những hình ảnh khác nhau trong những truyền thuyết khác nhau như : Truyền Thuyết Ông Bụt….
Chủ đề dành cho mẹ và bé.
·         Bai hat tieng anh thieu nhi
·         Bang chu cai tieng viet
·         Bai hoc cuoc song


1 nhận xét: