Giật mình về cuộc đối đáp trong cổ tích Việt nam “Thỏ trắng và Hổ xám” ~ Truyện cổ tích Giật mình về cuộc đối đáp trong cổ tích Việt nam “Thỏ trắng và Hổ xám”

9 thg 4, 2015

Giật mình về cuộc đối đáp trong cổ tích Việt nam “Thỏ trắng và Hổ xám”

Tiếp nối phát hiện về những chi tiết không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, phản cảm, cưỡng ép trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam quen thuộc Sự tích Sọ Dừa, Thạch Sanh – Lý Thông mới đây người đọc lại tiếp tục “nhặt sạn” trong câu chuyen co tich Viet Nam “Thỏ xám và Hổ trắng” trong tập “Truyện cổ tích Việt Nam” do Nhà xuất bản Hải Phòng phát hành năm 2014.

Cuộc đối thoại giữa Thỏ trắng và Hổ xám trong câu chuyện cổ tích này làm người đọc phải giật mình, với những ngôn từ không nên viết vào sách như “đi ỉa”, “bóp dái”, “mẹ mày”…các bậc làm cha, làm mẹ thật không biết giải thích cho con thế nào.




            Cũng có ý kiến cho rằng, truyện cổ tích Việt Nam nên có những thay đổi về cốt chuyện, ngôn từ để bắt kịp xu hướng của thời đại với mục đích hấp dẫn hơn với các em; có ý kiến cho rằng thật ra bản gốc của truyen co tich Viet nam từ xưa có những chi tiết rất “rùng rợn”, ví dụ như đoạn kết trong truyen co tich Tam Cam, Tấm đã trả thù mẹ con Cám bằng cách rất ghê sợ, sau này khi truyen co tich được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đã được chỉnh sửa cho giảm bớt những chi tiết ghê sợ này đi. Thời gian gần đây, một số nhà xuất bản đã phát hành bản gốc các câu chuyen co tich Viet Nam mà không chú thích rõ ràng nên đã gây ra các cuộc tranh cãi.

            Đúng là, trên thế giới, cũng có sự thật là truyen co tich đôi khi có những chi tiết rất ghê sợ, có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em. Chúng ta có thể kể đến cau chuyen co tichHansel và Gretel” với chi tiết mụ phù thủy định nấu Hansel lên hoặc hai anh em Hansel và Gretel đẩy mụ phù thủy vào trong lò làm mụ cháy thành tro và chi tiết bố, mẹ Hansel và Gretel vì quá nghèo nên đã đem con vứt vào trong rừng sâu…

            Có thể là hợp lý khi những chi tiết ghê rợn hoặc “không phù hợp” được lược bỏ hoặc thay thế bằng những chi tiết, đoạn kết khác hợp lý hơn, tuy nhiên, ngôn từ thì dứt khoát phải là những ngôn từ phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, “tế nhị” và “trong sáng”, đó không thể là ngôn từ của “đường phố”. Mặc dù sau này khi các em lớn lên, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, chắc chắn các em sẽ phải đối mặt với những ngôn từ còn ‘thô tục” hơn nhưng khi đó các em đã được trang bị nền tảng để phân biệt, để sàng lọc đâu là ngôn từ chuẩn mực, đâu là ngôn từ không nên áp dụng, hoặc chọn hoàn cảnh để áp dụng cho phù hợp.


            Chính vì thế những cuộc thi như “Sáng tác lại đoạn kết truyện cổ tích” được phát động trong các trường học trên cả nước năm 2014 – 2015 thật đáng quý, giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về các câu chuyện cổ tích Việt Nam và cùng chung tay, góp sức giữ gìn kho tàng truyện cổ tích của dân tộc.

Xem thêm các câu chuyện cổ tích Việt Nam quen thuộc tại:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét