So sánh truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt gây cười (tiếp)
Chúng
ta không khó nhận ra rằng:
1)
Dung lượng lời của hầu hết truyện cười ít hơn truyện cổ tích sinh hoạt. Các
truyện cười nêu trên có dung lượng lời
chỉ bằng 20-30% hai truyện cổ
tích sinh hoạt trong phần 1 đưa ra.
2)
Truyện cười thường kết thúc bằng một lời nói, cử chỉ bất ngờ có tác dụng gây cười
và để lại bai hoc cuoc song
, trong lúc truyen co tich sinh
hoạt thường kết thúc bởi một sự việc liên quan đến cuộc đời, số phận của nhân vật,
và không gây cười.
Các
kết thúc thuộc lời của nhân vật, để gây cười ở truyện cười: “Các bác ở đây, tối
thế này mà cũng chịu được à? Để tôi đi khuyến giáo, mỗi bác cúng cho ít nhiều,
tôi sẽ thuê người mở một cái cửa sổ thật to thông lên trời, cho nó sáng ra chứ!”
(lời của nhân vật làm khuyến giáo giả, khi bị đày vào ngục tối); “Anh không rõ.
May là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!”
(lời của nhân vật hà tiện).
Các
kết thúc thuộc lời người kể chuyện, không có tác dụng gây cười ở truyen co tich sinh hoạt: “Từ đấy
ai chê hắn dốt, hắn đổ cho Thành hoàng lấy mất hết chữ của hắn rồi” ; “Thấy tên
trộm thông minh, ông ta quyết định giúp hắn hoàn lương. Ông cho tên trộm ở nhà
mình và giao cho hắn những công việc như những người làm thuê khác”.
3)
Kết cấu của truyện cười là kết cấu gây cười, tức toàn truyện là một tiếng cười,
kết cấu của truyện cổ tích
sinh hoạt không nhằm để gây cười, tiếng cười nếu có là do tình tiết truyện tạo
nên.
Truyện
Khuyến giáo có kết cấu: Kẻ khuyến
giáo giả bị đày vào ngục tối. Y vẫn giở trò khuyến giáo giả đối với các phạm
nhân (đúng bản chất của mình), bằng một lời nói gây cười. Sở dĩ gây cười, vì:
·
Lời nói phù hợp với tính cách dối trá của
nhân vật;
·
Do quen lừa dối, nhân vật quên mất điều
mà ai cũng biết, là y không thể thực hiện một cái cửa như thế ở địa ngục.
Truyện
May không mang giày có kết cấu: Kẻ
hà tiện không đi giày để bị vấp toạc chân. Y thốt lên lời than đúng với bản chất
của mình, theo lối gây cười. Sở dĩ gây cười, vì:
·
Lời nói phù hợp với tính cách quý của
hơn thân của nhân vật;
·
Lời nói trái với lẽ thường: với người
bình thường (không hà tiện) thì của để bảo vệ thân thể (“Có rế thì đỡ nóng tay;
Có dép có giày thì đỡ đau chân” - tục ngữ), còn với kẻ hà tiện thì ngược lại…
Toàn bộ các kết cấu ấy là một tiếng cười.
Từ đây rút ra được bai
hoc cuoc song thấm thía.
Tiếng
cười ở truyện cổ tích Hoành lấy mất chữ phát ra ở chỗ tên bịp
giả danh học trò đã đánh lừa gã trọc phú bằng việc nói dối viết theo lối thảo,
và cách biện bác: “Thành chủng là nên cấy, nên cấy chả là cây nến thì là gì?
Còn thiên tử là con trời, con trời là cơi tròn”!
Tiếng
cười ở truyen co tich Tên Trộm thông minh phát ra ở chỗ thằng
trộm lập mưu lấy được quần của hai vợ chồng đang nằm ngủ với nhau. Các tiếng cười
ấy chỉ gắn với hai tình tiết vừa nêu, chứ không phải toàn bộ câu chuyện.
Xét
toàn cục, ta vẫn thấy hoàn cảnh và số phận của các nhân vật hiện lên, đặc biệt
là ở phần kết thúc: thằng bịp sắm vai học trò để lừa tên trọc phú hòng lấy con
gái ông ta, khi mục đích đạt rồi, thì dùng thủ đoạn “bị tước mất chữ” để trở lại
bình thường, yên tâm sống trong cái giàu sang mà hắn đoạt được; tên trộm đã nhờ
vào sự thông minh của mình mà có thể lấy cắp thứ rất khó lấy, và nhiều lần
thoát khỏi bị bắt, đồng thời cũng nhờ đó mà nó được một người khá giả đứng ra bảo
lĩnh để được hoàn lương. Những sự quan tâm đến số phận con người trong truyen co tich sinh hoạt như vậy
đều vượt ra khỏi mục đích của truyện cười.
Kết luận:
Những sự phân tích trên cho thấy, xuất phát từ những yếu tố thuộc hình thức văn
bản, hoặc rất dễ nhận ra như dung lượng lời, hoặc cái khá mấu chốt như câu hay
đoạn kết thúc truyện, hoặc kết cấu văn bản, sẽ cho phép nhận diện một số đặc điểm
cơ bản của thể loại, để tách bạch chúng. Nếu hai yếu tố đầu vẫn chưa giải quyết
được những vướng mắc về truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt, thì đến
kết cấu, vấn đề có thể giải quyết triệt để.
Sự
lẫn lộn giữa truyện cười với truyện
cổ tích sinh hoạt có lẽ xuất phát từ quan niệm: hễ truyện có tiếng cười là
truyện cười. Quan niệm này, thật ra, không chính xác. Tuy cùng tạo ra tiếng cười,
nhưng tiếng cười từ truyện cười xuất phát từ toàn thể văn bản truyện, nói khác
đi, là xuất phát từ một kết cấu gây cười, trong lúc tiếng cười nếu có từ truyen co tich sinh hoạt, thì
xuất phát từ các tình tiết truyện.
Cách
làm này không chỉ để phân định giữa truyện cười với truyện cổ tích sinh hoạt có gây
cười, giữa truyện cười với truyện ngụ ngôn, giai thoại,... mà còn là công cụ để
tách bạch giữa các thể loại văn học dân gian với nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét