TRUYỆN CỔ TÍCH KHÔNG PHẢI DÀNH RIÊNG CHO TRẺ EM
Chỉ một câu nói mở đầu: Dù bạn đã là một "người lớn" cũng đừng coi thường những câu truyện cổ tích vì đích đến cuối cùng của con người luôn là quay trở về với những ước vọng viển vông đầu đời...
Vậy chúng ta bắt đầu thôi! Và tôi muốn nói, Andersen luôn là tác giả yêu thích của tôi, tôi ngưỡng mộ và thán phục ông vì mọi thứ ông đã mang lại cho cái gọi là "Truyện cổ tích". Tôi cũng đã học được từ ông một điều Những gì ta mong thì: "
nó thường không tới nhưng những gì nó tới mà ta không mong mới tạo nên cuộc sống".
Từ đứa trẻ đến người già, hễ cứ nghe đến ba từ "truyen co tich" này là lại tưởng tượng ngay đến một thế giới thần kì, một thế giới kì ảo, tuyệt vời, đầy những điều bí ẩn cần được khám phá. Và đôi khi người ta cũng chẳng cần khám phá nó, cứ để nguyên sự bí ẩn đó có khi lại hay hơn.
Những đứa trẻ với những suy nghĩ trong veo thường thích nghe truyện cổ tích – đọc truyện cổ tích đó là
một thế giới đầy sáng tạo, cho chúng trí tưởng tượng phong phú, cho chúng những cái gì chúng muốn. Trong thế giới truyen co tich có cả sự lãng mạn, có những tình yêu vĩnh cửu - những thứ vô hình ko phải chỉ vươn tay là chạm tới nhưng một khi đã chạm tới thì sẽ không bao giờ muốn đánh mất nó. Nó được so sánh với thứ pha lê trong veo mà không bao giờ có thể vỡ được.
Trong thế giới truyen co tich nhân loại nói chung và truyen co tich Viet Nam nói riêng, có những con người như chúng ta, có người tốt kẻ xấu. Những câu chuyen co tich dạy ta phải biết sống tốt vì hễ là kẻ xấu thì đến một lúc nào đó sẽ bị trừng phạt nặng nề nhất.
Tôi vẫn còn nhớ những mẩu truyện cổ tích Việt Nam hay truyện cổ tích Andersen tôi được nghe kể từ khi nhỏ. Những cau chuyen co tich luôn có cái kết hạnh phúc và tôi đã chỉ biết đến thế giới ấy, một thế giới màu hồng kì ảo, ko quá đậm để lên màu đỏ, cũng ko quá nhạt để xuống màu trắng. Đó là màu hồng phớt, một thứ màu sắc nhẹ nhàng, dịu dàng mà hễ cứ nhìn vào đó là lại thấy sao bình yên, tĩnh lặng mà ko tĩnh lặng, chứa đầy hạnh phúc của màu đỏ những vẫn mang một khoảng lặng của màu trắng. Tôi đã đọc được một bài viết về "Sự tổn thương" mà truyen co tich đã gây ra và tôi phải nói thật là tôi đã từng như vậy, bài viết có nói "truyen co tich chỉ cho những người xinh đẹp được hạnh phúc mà thôi", nhưng có mấy ai nhận ra một điều thật đơn giản "truyện cổ tích cũng đâu có thật". Thế giới là sự mâu thuẫn của những mâu thuẫn, nếu cái "happy ending"
của công chúa xinh đẹp và chàng hoàng tử lịch lãm kia mãi là ước mơ viển vông không có thật thì hẳn chúng ta phải nhận ra ngay rằng chuyện "những công chúa xinh đẹp và những chàng hoàng tử lịch lãm" ấy cũng không có thật và cũng thật viển vông.
Tôi đã từng mơ ước có thể sống trong thế giới truyen co tich, có thể nghe được tiếng nói của các con vật, cây cối, của gió, chìm trong nước và cảm nhận được tiếng nước thì thầm bên tai. Và khi mở mắt ra, tôi thấy đại dương xanh thẳm xung quanh với biết bao loài cá mà tôi chưa hề biết đến, những loài cây mọc dưới nước và những rặng san hô tuyệt vời đầy màu sắc lung linh trước mắt tôi. Gió mang tôi đi khắp mọi nơi, đặt tôi xuống một thảo nguyên xanh mướt màu lá, hoa cỏ có ở khắp mọi nơi, quanh tôi, gió vờn nhẹ nhàng đưa tới mùi hương của núi đồi, của sông suối...Rồi bất chợt tôi nhắm mắt vào, đến khi mở ra bởi những tiếng kêu nhỏ bé, một khu rừng kì ảo với bao loài vật sinh sống, mùa xuân của cây, nắng luồn qua kẽ lá, không chói lóa chỉ đủ soi đường tôi đi. Những chú hươu con, nai con vừa chào đời, đang tập đi, bập bẹ kêu. Chim kêu ríu rít mang
đến cho tôi những cành hoa đầu xuân. Xa xa là tiếng nước chảy, một con suối đang tỏa sáng lấp lánh trong ánh nắng, trong veo và mang trong mình những chú cá nhỏ... Nắng vụt tắt và mặt trời biến thành trái cầu lửa khuất dần sau núi.
Màn đêm buông xuống, tôi nằm dài trên một quả đồi nhỏ, hít thở không khí chưa thấm lạnh bởi sương đêm. Mùi hoa cỏ thơm thoang thoảng khiến con người lâng lâng, mở mắt và đếm các vì sao đang lấp lánh trên bầu trời đêm. Ko hiểu sao nhìn những vì sao lấp lánh tôi lại nhớ đến những tán lá cây được nắng chiếu xuyên suốt khi tôi ngước nhìn bầu trời trong khu rừng vừa đi qua. Trăng không tròn,
chỉ là một lưỡi liềm bầu bĩnh lấp ló sau làn mây mỏng. Những vì sao ngày một sáng và nhiều hơn, không thể đếm hết, thay vì thế, tôi sắp xếp chúng thành những con vật dễ thương. Tôi cứ xếp mãi, xếp mãi rồi ngủ quên lúc nào không biết. Đêm đó tôi bay khỏi mặt đất, ngủ cạnh chiếc đèn vầng trăng khuyết bầu bĩnh của tôi, các vìấo xếp thành chiếc giường nhung êm ái và mây trở thành chiếc chăn mềm mại ấm áp và gió hát ru tôi ngủ...
Để bình minh thức giấc, mặt trời mỉm cười nhẹ nhàng, đưa nắng ban mai khẽ lay tôi dậy để tiếp tục chuyến phiêu lưu đi tìm câu truyen co tich cho riêng tôi.
Ai cũng có giấc mơ riêng của mình và tôi mơ được sống yên bình, tự do như vậy nhưng người ta chỉ thường mơ những gì mình khó mà đạt được. "truyen co tich" theo nghĩa nào đi chăng nữa cũng là những câu truyện cổ tích về những giấc mơ của con người, giấc mơ được sống hạnh phúc dẫu cho cuộc sống có thế nào, chỉ cần bản thân cảm thấy đủ, cảm thấy hạnh phúc là được rồi. Khi còn nhỏ, tôi rất thích xem truyen co tich vì câu chuyen co tich nào cũng kết thúc thật có hậu, tất cả đều như mong muốn của tôi và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn sống trong thế giới truyện cổ tích của chính mình. Tôi nhớ, ngày ấy tôi ghét những truyen co tich của Andersen làm sao! Không có câu truyen co tich nào của ông là kết thúc thật hậu hĩnh, thật tròn trịa. Tại sao "Đàn thiên nga" cùng cô công chúa nhỏ đã bất hạnh dường ấy mà cuối cùng khi gặp lại nhau, Andersen lại để lại một bên cánh của hoàng tử út, tôi thắc mắc, tại sao ông không thể cho công chúa "cố thì cố nốt đi" còn mỗi cánh tay thôi mà. Khi ấy, tập làm văn trên lớp có đề là "Hãy viết tiếp một câu truyện cổ tích mà em thích" và tôi đã viết tiếp "truyện cổ tích Đàn thiên nga", tôi đã để đôi cánh của hoàng tử út trở lại nguyên dạng. Tôi nghĩ tôi là người đã cứu hoàng tử..
Càng lớn lên, càng đối mặt với nhiều cái gọi là "thực tế", tôi mới biết "TRUYEN CO TICH" không có thật, mà nếu may mắn "Truyện cổ tích" có xảy ra với ai đó và tôi cầu nguyện người đó là tôi thì lại chẳng bao giờ được. Chắc chắn vậy! Và tôi đôi khi suy nghĩ
rất nhiều, tôi mơ mộng rất nhiều nhưng những ước mơ đó tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực được. Và rồi tôi nhớ tới Andersen. Tôi bắt đầu tìm đọc tất cả những "Truyện cổ tích" của ông và tôi thấy đó mới đúng là "Truyện cổ tích". Trong thế giới thực, không có chuyện gì là xảy ra theo ý muốn của bạn cả, Andersen đã cho thấy điều ấy trong tất cả các tác phẩm của ông. Thực tế bao giờ cũng đi ngược lại, nhưng trong giây phút tuyệt vọng nhất lại luôn có một vầng sáng le lói, nó có thể mờ hơn cũng có thể sáng hơn, tùy vào sự cố gắng và ước muốn mãnh liệt của nhân vật. Và tôi nhận ra đó là tia sáng của hy vọng. Hy vọng đạt được một cái gì đó mà ta có thể không đạt được nhưng ta vẫn cứ hy vọng, còn hy vọng là còn tất cả..."Cây thông" ấy, khi đọc được những mong muốn của nó, tôi đã phát khóc lên.
Tôi không cảm nhận được mọi thứ tinh tế như Andersen nhưng tôi cũng có một trái tim. Có bao giờ bạn vứt đi những cái đã dùng xong hoặc dùng chúng vào việc gì khác, bạn có nghĩ rằng chúng cũng có những mong muốn, những ước vọng cuối cùng giống như con người trước khi lìa khỏi cõi trần? Tất nhiên, ước mơ được tiếp tục tồn tại và hưởng những niềm vui luôn tồn tại nhưng đôi sự thật thì điều đó không bao giờ diễn ra, nhưng ít nhất "Cây thông" và cả "Cây sồi" của Andersen đã được tận hưởng những ngày thật sự hạnh phúc, để trước khi ra đi, trước khi tan biến, chúng nhớ lại, có lại những kỉ niệm thật sự tuyệt vời...
"TRUYEN CO TICH" chẳng bao giờ xảy ra! Andersen đã nói với chúng ta điều này trong chính những "CAU CHUYEN CO TICH" của ông. Nghe mâu thuẫn không? Tôi thấy thật mâu thuẫn quá! Nhưng chính mâu thuẫn này đã giúp tôi biết thêm những gì. Có những người biết rằng "Truyện cổ tích" chẳng bao giờ có thật nhưng lại cứ luôn đắm mình trong đó, vậy liệu họ có muốn đắm mình trong những câu chuyen co tich đầy buồn đau của Andersen, họ sẽ hiểu "Truyện cổ tích" cũng là một phần của hiện thực đau khổ, có thể nó làm cuộc sống vui vẻ với những ước mơ nhưng đó là những ước mơ không bao giờ thực hiện được. Với Andersen, bạn được biết tới ánh sáng le lói của hy vọng trong những khi khẩn cấp nhất và bạn cố gắng, cố gắng rồi bạn sẽ được đền đáp bằng giây phút hạnh phúc cuối cùng. "Cô bé bán diêm" hạnh phúc không? Bây giờ có lẽ cô hạnh phúc rồi, có lẽ...Chẳng mấy đứa trẻ thích câu chuyen co tich này nhưng cũng chẳng có đứa trẻ nào không biết hoặc không nhớ nếu từng một lần đọc nó. Nó in sâu đậm trong trí óc tôi và tôi ghét Andersen vì không để cô bé sống. Nhưng rồi một ngày tôi hiểu, nếu cô bé sống được tối nay thì tối mai có lẽ sẽ còn lạnh hơn. Tôi hiểu "Truyện cổ tích" thực sự đã đến với cô bé khi cô thấy bà của mình. Andersen không bao
giờ để một kết thúc hạnh phúc thần kì nhưng nó luôn đưa những sự đau khổ đến cái gọi là "giải thoát"...cũng giống như "Nàng tiên cá", cô ấy đã thể hiện mình đúng là một "nàng tiên" và
bây giờ cô ấy hạnh phúc trong tự do khi được giúp người khác hạnh phúc, xóa tan đi những nỗi đau và thực sự được "giải thoát"...
Tôi thật sự nghĩ lại, nếu không có Andersen thì liệu tôi có thể chữa lành cánh tay cho hoàng tử út trong "Đàn thiên nga" bằng chính ngòi bút của tôi được không? Chắc là không. Nếu Andersen làm được thì ông đã làm rồi, mà với ông việc đó chẳng khó gì nhưng ông đã không làm thế. Vì sao ư? Có lẽ, theo tôi, vì ông muốn để chúng ta biết "Truyện cổ tích" là những câu TRUYEN CO TICH được tạo ra từ chính chúng ta..."Những cô gái xấu xí", bản thân họ thấy mình xấu xí đơn giản vì họ mãi chìm trong câu truyện của người khác và tự nhận mình xấu xí mà thôi. Vậy thì liệu chúng ta có thật sự cố gắng để tạo ra "Truyện cổ tích" cho chính mình hay chỉ mãi đắm chìm vào những câu truyện của người khác? Nếu là bạn, thì bạn chọn cách nào?
Bạn biết đấy, chúng ta có thể thay đổi số phận bằng việc thay đổi dần trong những bước đi nhỏ trên chặng đường dài của cuộc đời. Phải rồi! Truyện cổ tích là không có thật nhưng nó vẫn tồn tại. Hãy mỉm cười với cả thế giới và khi mở mắt ra bạn sẽ thấy thế giới đáp trả bạn chính nụ cười đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét