Truyện cổ tích – cái
nôi nuôi dưỡng tâm hồn
Người
ta nói thế giới không thể nhìn thấy được bằng mắt thường đó chỉ có thể là thế
giới được cảm nhận bằng trái tim, thế giới ấy là thế giới của thơ ca, nghệ thuật
và của truyện cổ tích,.. Chừng nào con người còn một lòng tin vào vẻ đẹp cái
thiện, sự trong sáng của tinh thần thì thế giới đó luôn được tạo ra từ trí tưởng
tượng của con người, một thế giới đến từ từ tình yêu thương muôn loài, lòng tin
vạn vật quanh ta đều có link hồn,…
Phải
chăng ngày nay con người sống trong một thế giới được lý giải bằng tư duy lý
trí, bằng các phép lý luận logic như người ta đã nhìn mặt trăng là một hành
tình đầy sỏi đá lạnh lẽo,.. con người là một thể xác trần trụi, mọi sinh vật chỉ
là người món thực phẩm và toàn thế giới được điều khiển bởi đồng tiền. Như vậy
vô hình chung, thế giới truyện cổ tích thần tiên sẽ dần sụp đổ.
Con
người hôm nay trong đó có trẻ em dù được sống trong một thế giới hiện đại với
nhiều tiện nghi trang bị máy móc tối tân với những tài khoản ngân hàng tiền tỷ,…
vẫn hàng ngày hàng giờ đối mặt với những tai nạn, nỗi đau và cái chết,.. Chúng
ta vô tình không hiểu rằng con người và đời sống tự nhiên còn rất nhiều bí ẩn
mà lý trí chưa vươn tới được, vì vậy trí tưởng tượng hay truyện cổ tích vẫn tồn
tại vững chắc trong nền tảng văn hóa nhân loại và làm cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn
trong suốt cuộc đời.
Truyện cổ tích cho thấy rằng mỗi sự vật đều có một tâm hồn |
Trong
không khí phát triển ngày càng hiện đại của nước ta hiện nay, thị trường truyện
cổ tích của trẻ em hiện thật khá xô bồ,..
truyện cổ Grim, truyện ngụ ngôn Aesop, truyện cổ tích Việt Nam,….dường như
không gây được sự hứng thú khi mỗi lần nhắc tới.
Tôi
thiết nghĩ, tôi mê mẩn truyện cổ tích trong cái không gian trầm mặc đậm chất Việt
Nam. Trong căn nhà nhỏ được thắp sáng bởi ánh điện mập mờ, trong tiếng mưa rơi
đập vào cửa sổ, tiếng bà tụng kinh niệm phật lúc to lúc nhỏ hòa nhịp với tiếng
mõ cốc,cốc,.. mẹ ôm tôi và thủ thỉ kể Cổ tích Sọ Dừa,cổ tích Tấm Cám,.. Tôi đã
từng sống thế với thế giới tưởng tượng mẹ tạo ra cho tôi, với ông Bụt hiền từ trong
truyện Tấm cám. Mỗi khi gặp phải chuyện buồn khiến tôi khóc tôi lại tưởng tượng
có một ông bụt quanh mình hỏi “Tại sao con khóc?” để rồi lại òa lên như biết có
một niềm an ủi lớn. Trong cái cõi hư ảo của truyện cổ tích luôn tồn tại cái phi
thường giữa đời thường, nghĩa là có tiên, có bụt, có người chết đi thành chim
vàng anh, có thể chui vào quả thị như cô Tấm và dù có chết đi chết lại nhiều lần
thì vẫn trở lại xinh đẹp và nhân ái hơn. Có lẽ đó là cái nôi của tình yêu
thương và nhân hậu của người Việt ta.
-----
Những bài học dạy con từ truyện cổ tích Bạch tuyết và bảy chú lun
0 nhận xét:
Đăng nhận xét