Bạn đã biết gì về truyện cổ tích Việt Nam?
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, loại truyện cổ tích
thần kỳ không có nhiều, hay nói khác đi, yếu tố thần kỳ tuy vẫn có mặt trong kho tàng truyện cổ tích
của chúng ta, nhưng không đậm nét. Có thể chia truyện cổ tích Việt Nam thành ba loại : truyen co tich thần kỳ ; truyện cổ tích sinh hoạt; truyen co tich lịch sử. Thống kê cho thấy:
Có thể thêm vào đó một thể loại nữa để bao quát được những truyện cổ tích
chủ yếu là truyen co tich
sinh hoat nhưng có mang trong nó ít nhiều yếu tố thần kỳ, thì loại này chiếm đến: 42%. Như vậy, dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận một thực tế: không như kho truyện cỏ tích của nhiều dân tộc, truyện cổ tích Việt Nam thần kỳ của Việt Nam vẫn không nhiều.
1. Những hình tượng quái đản, hoang đường mang đậm tính siêu nhiên vốn là đặc trưng phổ biến của một thời kỳ tối cổ trong lịch sử. Con người lúc đó được thiên nhiên vây bọc, và thiên nhiên được nhận thức "như là một lực lượng xa lạ, vạn năng, ngoài tầm hiểu biết của con người". Trí tưởng tượng của dân gian pha trộn với mê tín, hoang tưởng, đã gắn cho nhiều hiện tượng thiên nhiên những quy mô kỳ vĩ, những hình trạng quái lạ, và những hành vi phóng đại của nhân cách... tạo nên một thế giới khác biệt, xa lạ với thế giới con người đang sống, nhưng cũng chi phối thế giới đó một cách thần bí. Đó chính là sự ánh xạ đảo ngược môi trường sinh thái nguyên sơ của con người thời cổ, thông qua cái tâm lý vừa hoảng sợ trước thiên nhiên, lại vừa bị thiên nhiên trói buộc và quyến rũ.
Dần dần, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, con người ngày một nhích ra khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên, có ý thức rõ hơn về sự tồn tại của mình, thì những sản phẩm của trí tưởng tượng của họ càng gần với thực tế mặc dầu thói quen ảo hóa vẫn gắn liền với sự sáng tạo truyện kể. Nhân vật chính và phụ của truyện cổ tích đã bớt vẻ kỳ quái dã man và đượm tính người hơn trước - nó đã có thuộc tính xã hội. Và càng bước vào xã hội văn minh thì thuộc tính xã hội của nhân vật càng rõ hơn, tuy chưa phải thuộc tính tự nhiên đã mất hẳn đi.
Tuy nhiên không phải truyện cổ tích sinh hoạt mãi về sau mới xuất hiện; nó cũng đã ra đời khá sớm. Nhưng phải đợi đến lúc hình thái xã hội nguyên thủy tan rã, những mâu thuẫn trong gia đình, trong thị tộc, trong công xã giữa các nhóm người, giữa các dân tộc, các quốc gia ngày một trở nên phiền phức, chồng chéo, thì loại truyen co tich sinh hoat
mới ngày càng nẩy nở một nhiều. Nó là ký ức của con người ở một thời kỳ mới mẻ: chặng đường chuyển từ tấn "bi hài kịch thần thánh" sang tấn "bi hài kịch nhân loại"; chặng đường con người bắt đầu nhìn vào chính nó, ước lượng thế giới qua tầm vóc thực của nó, và say mê vẻ đẹp do nó tạo nên, trong cuộc sống nhiều mặt mà con người đã trở thành vai chính. Với truyen co tich sinh hoạt, người thực việc thực, dĩ nhiên đã được khái quát hóa và mô hình hóa. Yếu tố hoang đường chỉ có thể len vào nhiều hay ít để tăng thêm sức kích thích, cũng để thỏa mãn ảo giác của con người trước một thế giới mà nó ước mơ chinh phục nhưng vẫn đầy bất ngờ và hiểm họa đối với nó; tuy nhiên "cái
hoang đường" chỉ đóng được vai trò nghệ thuật nếu không làm cho con người lãng quên hoặc đầu hàng hiện thực.
Vì vậycó những truyện cổ tích nào đấy mà yếu tố thần kỳ vẫn còn được bảo lưu đầy đủ, được sử dụng để làm cái cái nút cho câu
chuyện như: Truyện cổ tích Việt Nam - Cây tre trăm đốt; truyen co tich Viet Nam – Tấm Cám ; thì ở nhiều truyện cổ tích khác, yếu tố này chỉ còn là nét điểm xuyết cho bức tranh thế sự thêm hấp dẫn như truyện cổ tích – Thằng Bờm ; truyen co tich Quả Bầu Tiên,
làm chất xúc tác cho một nhóm yếu tố lịch sử còn rời rạc trở thành câu chuyện dính kết chặt chẽ với nhau như: truyện cổ tích
Trí Khôn của ta đây.
Còn nữa!!!......
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét